THIẾT KẾ CỌC JET PILE (THEO GS.TS NGUYỄN TRƯỜNG TIẾN)
VỀ SỨC CHỊU TẢI VÀ ĐỘ LÚN: NHƯ VỚI CỌC THÔNG THƯỜNG
Ta vẫn có: Q = Qs + Qp
Q: Sức chịu tải của cọc
Qs: Sức chịu tải do ma sát bên của cọc
Qp: Sức chịu tải mũi cọc
Trong đó: Qs = Σ ls(i) fs(i)
ls(i): chiều dài cọc ở lớp đất i
fs(i): sức chịu tải cọc theo thân cọc ở lớp i
Qp = Ap.qp
Ap: Diện tích mũi cọc = πD2/4
qp:sức chịu tải đơn vị ở mũi cọc.
Sức chịu tải cho phép của cọc: [Q]:
[Q] = Qs /1,5 + Qp /3
NGƯỜI THIẾT KẾ CÓ THỂ DỰ TÍNH SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC DỰA VÀO CÁC THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG KHI KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH (VỀ SPT, CPT, NÉN NGANG, CẮT CÁNH …) VÀ THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG CÁC MẪU ĐẤT LẤY TỪ NỀN
KIỂM TRA & NGHIỆM THU CỌC JET PILE
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC ĐÃ THI CÔNG: VẪN CÓ THỂ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HIỆN DÙNG KHI THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU NỀN CỌC NHƯ:
- QUAN SÁT ĐẦU CỌC: ĐÀO ĐẦU CỌC ĐỂ NGHIỆM THU KÍCH THƯỚC
- MẪU BÊ TÔNG VỮA PHUN SO VỚI THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM, PDA (TRUYỀN SÓNG TRONG CỌC)
- THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH Pgiới hạn
- THÍ NGHIỆM BÀN ĐỘNG VỀ EO (MÔ ĐUN ĐÀN HỒI) CỦA CẢ NỀN SAU GIA CỐ